Mường Giang
Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, dân tộc Việt Nam luôn quật cường chống trả lại mọi cuộc xâm lăng của ngoại bang, trong đó giặc Tàu phương bắc. Đất nước được vẹn toàn trên hai mươi thế kỷ và tồn tại tới hôm nay là do công đức dựng và giữ nước của tiền nhân bao đời. Cho nên đừng thấy lạ khi tìm hiểu về tôn giáo đích thực của người Việt cả nước, mà dân tộc gọi là đạo Việt, thờ kính Đức Phật, Các Anh hùng liệt nử VN như Hai bà Trưng,Đức Thánh Trần, Lê Lợi, Quang Trung.. và Thần Nông. Tổ tiên ta bao đời ngoài võ công hiển hách để bảo vệ lãnh thổ, bản sắc tự chủ cũng như nền độc lập của mình, còn biết cách mềm mỏng kết thân với kẻ thù để hoà giải hiềm khích và hấp thụ những tinh hoa của Hán tộc. Nhờ biết người, biết ta, vừa can đảm anh hùng lại có óc thực tiển. Tóm lại đây là chủ nghĩa anh hùng và chiến lược khôn ngoan của người Việt, mà các vi minh quân mọi thời đem áp dụng, để vừa đánh bại ngoại xâm, vừa giữ vững độc lập cho nước nhà trong danh dự.
Khác với tiền nhân trong suốt dòng lịch sử, rất khôn khéo và uyển chuyển mỗi lần chiến thắng kẻ thù. Trái lại VC từ trên xuống dưới, hèn hạ xảo quyệt, sớm đầu tối đánh, lúc nào cũng lừa bịp thiên hạ để tiên hạ thủ vi cường. Vì vậy cũng đừng lấy làm lạ, khi biết năm 1958, Hồ ra lệnh cho Phạm văn Đồng, quyền thủ tướng nước, công nhận hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Trung Cộng để đổi lấy mọi thứ cần thiết cho cuộc xâm lăng miền Nam. Thế rồi khi cưởng chiếm được VNCH vào ngày 30-4-1975, VC liền phản thầy bằng cách tuyên bố tức khắc chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa mà trước đó vào năm 1974, đã giúp giặc Tàu tàn sát hải quân VNCH để cưởng đoạt gấm vốc của tổ tiên Hồng Lạc.
Trên đất Bắc, từ năm 1954 tới nay, vì quyền lợi riêng tư mà đảng cọng sản hoặc nhắm mắt làm ngơ hay đã đồng thuận dâng hiến hoặc bất tài để cho Trung Cộng công khai chiếm đoạt nhiều đất đai của Việt Nam dọc theo biên thuỳ Hoa Việt. Trong sự mất mát này, quan trọng bậc nhất vẫn là ẢI NAM QUAN, với địa thế hiểm trở có một không hai, nằm trên con đường độc đạo Quảng Tây-Hà Nội.
'Quỷ môn quan,quỷ môn quan
thập nhân khứ, nhất nhân hoàn.'
Nơi mà bao đời tiền nhân ta đã tạo nên những chiến công hiển hách vào năm 981 (STL),Thập đạo tướng quân Lê Hoàn bêu đầu Hầu nhân Bảo. Năm 1076 Thân cảnh Phúc chận đứng 30 vạn quân Tống của Quách Quỳ, để Lý thường Kiệt giết trọn trên sông Như Nguyệt, tạo hứng cho Đại tướng quân viết bài thơ thần 'NAM QUỐC SƠN HÀ' khẳng định với giặc Bắc, về cương thổ độc lập của Đại Việt.. Nhưng lừng lẫy nhất vẫn là trận Liễu Thăng, danh tướng số một của nhà Minh, bị các tướng Lam Sơn của Bình Định Vương Lê Lợi, chém rụng đầu năm 1427, nay vết tích vẫn còn nơi 'Liểu Thăng Thạch' và 'Lê Tổ kiếm' như một bài học, thách thức người Hán trước ác mộng xâm lăng VN.
Riêng ngoài biển Đông, cũng do VC hèn nhục ký nhượng phần lớn lãnh hải của VN, khiến cho Trung Cộng ngang nhiên tuyên bố chủ quyền 200 hải ly tính từ Hoàng Sa, cộng thêm một hiệp ước khác vừa lén ký,cho phép Trung Cộng ra vào tự do trong vịnh Bắc Việt.. làm cho vùng biển của VN, bây giờ thành cái ao của Trung Cộng nên mới dám hung tàn tập trận bắn đạn thiệt. Tóm lại hành vi bán nước của đảng cọng sản VN, chẳng những gây phẩn nộ cho cả nước, mà còn làm cho người ngoại quốc bất bình và khinh bỉ, mà nhà báo người Pháp Sylvaine Pasquier, gọi đó là quốc nhục của người Việt.
Mới đây, Hà Nội lại ký thêm nhiều hiệp ước bất bình đẳng với Tàu, công khai đồng thuận để giặc bắn giết đồng bào ngư phủ ngay trên biển đảo yêu quý của quê hương mình. Ngày nay, VN đã nghèo khổ lại càng khốn đốn hơn vì diện tích canh tác càng ngày càng bị giới hạn bởi thiên tai, nguồn tưới và nạn nhân mãn trầm trọng, với 5,2 triệu ha ruộng, phải nuôi hơn 80 triệu người, nên bình quân 0,16 ha dành cho 1 nông dân, nếu theo quy định của Liên Hiệp Quốc, thì quá thấp, dù theo cái loa tuyên truyền thì VN hiện nay là nước đứng thứ hai (sau Thái Lan) sản xuất gạo. Nói chung, gạo thặng dư bán ra ngoài chỉ là vấn đề thời gian, cho nên dù muốn hay không, thức ăn và tương lai của dân tộc cũng vẫn là trên các sông ngòi biển sóng.
Theo nhận xét chung của các chính trị gia quốc tế, VN ngày nay dưới chế độ xã nghĩa, hoàn toàn trở thành chư hầu của Trung Cộng, từ quân sự cho tới lệ thuộc kinh tế, hàng hóa Tàu nhờ VC bỏ ngõ biên giới, cùng với bạch phiến, tiền giả .. tràn ngập Bắc ốNam. Thêm vào đó là sách vở, văn hoá, văn minh Hán Tộc cũng tràn ngập công khai và như tằm ăn dâu, ngày qua tháng lại tự nhiên đồng hóa người Việt, như Trung Cộng đã và đang thi hành tại Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương và Tây Tạng suốt hai thế kỷ qua.
Lãnh thổ đem bán, kinh tế giao phó, văn hiến thì mời nhập và mạng sống của cả nước nhờ vào hai vựa lúa Sông Hồng, Sông Cửu, nay cũng bị giặc Tàu kiểm soát lưu lượng trên đầu nguồn, bằng một hệ thống đập chằng chịt, khiến cho đồng bào cả nước năm nào cũng bị lũ lút tàn phá, một hiện tưọng không bao giờ xãy ra trước năm 1975.
1 - TRUNG CỘNG KHỦNG BỐ VIỆT NAM BẰNG NHỮNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TRÊN SÔNG HỒNG HÀ- MEKONG
Bao chục năm qua, người Việt trong và ngoài nước đã căm thù đến tận xương tuỷ, trước những sự việc Trung Cộng xâm lăng cưởng chiếm lảnh thổ của chúng ta. Nhưng đó cũng chỉ là một trong ngàn muôn nổi buồn của thân phận nhược tiểu VN, trong biển máu lệ nước mắt thống hận muôn trùng. Bởi vì cùng lúc, giặc Tàu còn gây ra nhiều cuộc khủng bố khác, mà tàn khốc nhất là đang xữ dụng những đập thủy điện trên các dòng sông phát nguyên trên đất Tàu, chảy vào VN, như một thứ vũ khí môi sinh chiến lược,liên quan tới sự sống còn của dân tộc. Ai có thể ngăn được sự phẩn uất , trước lời tuyên bố xấc xược và ngạo mạn của Wang Xiaodong, chuyên viên nghiên cứu của Trung Cộng, về việc khai thác sông Mekong ' Đây là đất nước Tàu, nên muốn làm gì cũng được , ai dám ngăn cản '.
Mới đây báo chí tại Trung Cộng đã đồng loạt đăng tải sự lên tiếng của các chuyên gia môi trường tại Hoa Lục, trong đó có Giáo sư Đại học về môn đia chất là Yuan Aiguo. Theo họ thì tình trạng ô nhiễm đang xãy ra trên sông Dương Tử rất nguy kich, ngoài việc gây bệnh ung thư vì nước uống, dòng sông có thể chết trong 5 năm sắp tới, do việc đổ xuống đây tất cả các loại rác rưởi, trong đó có hóa chất độc hại và cả xác tàu thuyền bị chìm. Hiện 80% nguồn nước ngọt của Thượng Hải là do sông Dương Tử cung ứng (80% thiếu vệ sinh và có chứa hoá chất). Dù Tàu Cộng cố bưng bít nhưng thảm trạng cũng đã bị phanh phui trên dòng sông Tùng Hoa.
Xem như vậy làm sao các dòng sông thiêng của VN như Hồng Hà, Đà Giang, Lô Giang và quan trọng nhất là sông Cưu Long, đều phát xuất từ bên Tàu, chảy qua tỉnh Vân Nam, trước khi vào lãnh thổ chúng ta, chắc chắn cũng đang mang chung số phận của sông Dương Tử. Có điều chừng nào VC mới dám công khai lên tiếng phản đối Tàu và thông báo tình trạng ô nhiểm nguy kịch chết người, để đồng bào cả nước biết., một sự kiện đáng làm trước hết hơn là phung phí ngân khố quốc gia, để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long làm trò cười cho đồng bào cả nước và dư luận khắp nơi trên thế giới.
+ HỆ THỐNG ĐẬP THỦY ĐIỆN TẠI TỈNH VÂN NAM, TRÊN SÔNG MEKONG VÀ HỒNG HÀ CHẢY VÀO VN :
Sông MeKong phát nguyên từ Tây Tạng, chảy qua Trung Hoa, Lào, Thái Lan, Miến Điện, Kampuchia và VN rồi ra Biển Đông tại chín cửa lớn nhỏ, nên phần sông chảy trong lãnh thổ VN, mới có tên là Cửu Long Giang. Vì Trung Cộng là nước ở thượng nguồn sông Mekong, chẳng bao giờ tôn trọng các ảnh hưởng, sự tác động và lợi ích kinh tế của những nước khác ở hạ nguồn.
Ngoài ra còn bá quyền nước lớn, bất chấp sự phản đối của các nước liên hệ, bao chục năm qua đã xây dựng cả hệ thống Đập Thủy Điện trên sông Mekong, trong tỉnh Vân Nam, gây thiệt hại nhiều nhất cho hai nước hạ nguồn là Kampuchia và VN.
Thật ra âm mưu khống chế sông Mekong, được Trung Cộng manh nha từ năm 1970. Do sự cô lập và bưng bít nên mãi tới năm 1989 khi Đặng Tiểu Bình mở cửa đón tư bản vào cứu đảng, người ta mới biết được đại khái là Hoa Lục đang xúc tiến các dự án đập thủy điện tại Vân Nam, đã xây dựng tới 14 con dập bậc thềm, trên thượng nguồn sông này. Đó là chưa kể các con đập khác ở các phụ lưu và trên sông Hồng Hà. Theo thứ tự từ Bắc xuống Nam, ta thấy các đập thủy điện Liutongsiang, Jiabi, Wunenglong, Tuoba, Huangdeng, Tiemenkan, Guongguoqiao, Công Quả Kiều, Xiaowan, Tiêu Loan, Manwan, Daichaoshan, Đại Triều Sơn, Nuozhado, Nọa Trát Độ, Jinhong, Cảnh Hồng, Ganlanba và Mãnh Tòng.
Tóm lại chỉ riêng với ba con đập đầu tiên được xây dựng trên thượng nguồn Mekong là dập Mạn Loan, Đại Triều Sơn và Cảnh Hồng, với các triền núi cao dùng làm vách hồ chứa nước vào mùa mưa và xã nước trong mùa nắng. Hậu quả sông Mekong sẻ không còn những cơn lụt hằng năm, mang phù sa và các loại thủy tộc, từ thượng nguồn xuống Biển Hồ, sông Tiền, sông Hậu. Cuối cùng các hồ chứa nước tại Vân Nam, sẽ giữ lại hết phù sa và nước ngọt tại chuổi đập bậc thềm , làm cho Biển Hồ khô chết, còn đồng bằng miền Nam ven biển Đông, sẽ bị ngập mặn vì lòng sông thấp hơn mực nước biển.
Trước mắt những con đập tại Vân Nam, thường trực gây bất thường cho dòng sông Mekong, làm xói lở hai bờ , đọng nhiều muối trên đất, nguồn phù sa hằng năm từ thượng nguồn bị giữ lại, làm cho ruộng thiếu nguồn phân bón thiên nhiên. Tai hại hơn, là Trung Cộng đã trút đổ những chất phế thải độc hại từ các nhà máy công nghệ như chì, kẽm, cyanide.. gây ô nhiểm nước uống và hệ thủy sản trên sông, nhất là các loại cá .
Tháng 12-2001, theo tin Asian Pulse cho biết là Trung Cộng lại khởi công xây đập Tiểu Loan trên khúc giữa Lạn Thương Giang, lớn thứ nhì trên nước Tàu, chỉ thua đập Tam Hiệp. Đập này có công suất điện 4200 MW, cao nhất thế giới 292 m, riêng hồ chứa nước lên tới 15 tỷ m3 khối nước, từ nguồn sông Mekong. Đập hoàn thành năm 2010 với kinh phí 4 tỷ đola.
Ngày nay Trung Cộng đã công khai đe dọa thế giới, trực tiếp đối đầu với Mỹ, Nhựt, Liên Âu và LHQ, nên đâu có lạ khi thấy người Tàu toàn quyền khai thác sông Mekong và từ chối tham dự Ủy hội bảo vệ con sông này vào năm 1995 cũng như không cầm đếm xỉa tới thảm họa môi sinh của 5 nước dưới hạ nguồn. Thế giới ai cũng nhìn thấy rõ, nhát là mưu đồ dùng sông Mekong như một thủy lộ, khi có cuộc chiến trong tương lai gần.
+ SÔNG NGÒI TẠI BẮC PHẦN, TRƯỚC THẢM HỌA KHỦNG BỐ CỦA TÀU :
Diện tích VN hiện nay là 331.000 km2, trong đó hai đồng bằng Bắc và Nam Việt, xưa nay được coi như là vựa lúa gạo của cả nước. Miền châu thổ Bắc Việt hình thang, giới hạn bởi tứ giác Phủ Lạng Thương, Đồ Sơn, Việt Trì và Phát Diệm, với diện tích 15.000 km2, chỉ chiếm 12% Bắc Phần (115.700 km2), được hình thành bởi phù sa sông Hồng Hà và Thái Bình.
Nay Trung Cộng xây đập khắp nơi, mùa nắng thì giữ nước ngọt lại trong hồ chứa để mà tưới , trái lại mùa mưa thì mở đập để nước trên sông lẫn trong hồ, tuôn về hạ nguồn, cho nên mấy năm qua, Hà Nội và các tỉnh Bắc Phần luôn bị nạn lụt. Trong khi đó , hệ thống đê điền ở miền Bắc tuy dài hơn 4000km, nhưng lại có quá nhiều khuyết điểm, chẳng hạn như đê phải đắp cao theo tình hình mực nước, khiến cho đê thường bị vở. Ngoài ra vì bị đê ngăn chặn phù sa, khiến cho đồng bằng Bắc Phần lần hồi không được bồi đắp, nên càng lúc thêm cằn cổi, thu hoạch kém, tốn nhiều phân bón.
Riêng hệ thống sông Thái Bình, dài độ 340km, chảy từ Phả Lại, qua Hải Dương ra biển, với các phụ lưu là sông Lục Nam, sông Thương và sông Cầu, đều phát nguồn trong nội địa VN. Tuy nhiên vì Sông Nhị có hai phụ lưu ở tả ngạn là sông Đuống và sông Luộc, đều chảy vào sông Thái Bình, cho nên hệ thống sông này cũng bị ảnh hưởng khi nguồn nước hay dòng chảy của sông Hồng bị tắt nghẽn hay bất thường. do những ảnh hửng từ thượng nguồn bên Vân Nam gây ra.
+ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG :
Ngày nay đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 12 tỉnh miền tây Nam phần : Long An, Mỹ Tho, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bac Liêu và Cà Mâu. Khu vực này chiếm một diện tích 40.000 km2 với hơn 16 triệu dân, gồm người Việt, Khmer, Hoa và Chàm. Do cấu tạo môi trường thiên nhiên khác nhau, ảnh hưởng từ sông, biển và khí hậu, nên khu vực này được chia thành bốn vùng riêng biệt. Nói chung đồng bằng sông Cửu Long được tạo thành bởi phù sa của hai nhánh sông Mekong, gọi là sông Tiền (Dòng chính) và sông Hậu, được chia thành chín nhánh nhỏ hình rẽ quạt, đổ ra biển bằng chín cửa, lại tạo thành nhiều cù lao rất phì nhiêu.
2 - TRỜI HÀNH LỤT LỘI MỖI NĂM TẠI VN :
Từ trước tới nay, các tỉnh từ Hà Tĩnh vào tới Thừa Thiên thuộc bắc Trung phần, luôn luôn hứng chịu thảm trạng chiến tranh và sự khắc nghiệt của thời tiết,thêm vào đó Rặng Trường Sơn lấn ra sát biển, làm cho đồng ruộng cằn khô vì cát lẫn với đá núi. Cho nên trong dân gian đã có câu ca dao ' Trời hành cơn lụt mỗi năm, mùa đông thiếu áo, mùa hè thiếu cơm '.Lời than thở này bây giờ đã vượt biên giới và trở nên thân quen đối với đồng bào cả nước, vì năm nào cũng phải cât lực đối phó với tình trạng lụt lội, đã trở nên thường trực trong cuộc sống của mọi người.
Nam Trung phần kéo dài từ bên này đèo Hải Vân tới Bình Thuận (10 độ 35'B ố 16 độ 12' B) gồm các tỉnh Quảng Nam, Quảng Tín, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận, chiếm một diện tính 44.360 km2 với dân số 9.025.100 người (thống kê 2009).
Toàn vùng gồm các bình nguyên hẹp chạy ven biển, bên trong là dãy Trường sơn nên hệ thống sông ngòi mang chung đặc điểm ngắn, dốc, mùa nắng khô hạn, mùa mưa lũ lụt. Đây là vùng chịu nhiều thiên tai triền miên.. sau năm 1975.
Từ khi Trung Cộng lén lút xây dựng các đập thủy diện trên hệ thống sông ngòi chảy qua tỉnh Vân Nam vào năm 1971, thì đại họa cũng bắt đầu đổ ập một cách âm thầm vào non nước VN, qua cảnh dòng sông không còn êm đềm chảy, mà dâng cao đục ngầu, mang đầy rác rưởi, gổ tre, khắp nơi đầy những vực xoáy hung dữ. Năm 1971, mực nước sông Hồng dâng cao tới 14,8 m,gần như lưu lượng nước (80-88%) đổ vào Sơn Tây, trung tâm của đồng bằng Bắc Việt. Từ năm 1920, bờ đê tại Hà Nội chỉ mới cao 11,5m. Năm 1932 là 13,3m và hiện nay đã cao tới 15-15,5m. Ngoài ra còn hy vọng vào các hồ chứa sông Đà, Lô, Gầm, Chảy và Ba Bể.. để hạ bớt mực nước lụt
Trước đây khi dòng sông Cửu Long chưa bị biến thái vì các đập thủy điện trên thượng nguồn tại Trung Cộng, Thái Lan, Lào.. thì hằng năm nước ngập, đã mang đến thật nhiều phù sa bồi đắp cho miền châu thổ , làm cho Mũi Cà Mau lấn thêm đất ra biển, sông rạch có thêm nhiều tôm cá và đủ cac loại thủy sản.. Từ năm 1961 tới 1994, miền Tây Nam Phần đã bị sáu trận lụt lớn, làm ngập 1.828.000 Ha ruộng, kéo dài từ 3-6 thang mới rút hết nước.
Hiện nay có tới 12 tỉnh thuộc đồng bằng sông Cưu Long, chiếm diện tích 3,9 triệu Ha nhưng vùng lụt lội hằng năm thường tập trung vào 7 tỉnh đầu nguồn là An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang và Long An. Lụt lội hằng năm, làm cho 1 triệu Ha ruộng bị chìm ngập dưới nước sâu trong nhiều tháng, gần 10 triệu đồng bào địa phượng bị thiệt hại , từ nhân mạng tới vật chất. Lụt bây giờ ngập sâu và kéo dài hơn trước, lại đến sớm nhưng rút muộn, ảnh hưởng nặng nề tới nông vụ vốn là chén cơm manh áo bao đời của tầng lớp cư dân miệt vườn. Mặc khác lụt lớn, làm cho đất đai bị mòn xói, phá vở các công trình xây dựng hai bên bờ sông, kể cả đường xá kênh rạch. Riêng trận lụt năm 1996, làm cho 217 người chết trong đó có tới 162 trẻ nít, gây tổn hại tới 2182 tỳ tiền Hồ.
Nguy cơ trùng trùng nhưng Đảng chẳng những chẳng giải thích một lời nào về thảm họa vì đâu nên nổi, trái lai vẫn cứ ru ngủ đồng bào nạn nhân bằng luận điệu tuyên truyền như Mùa Nước Nổi Hay Sống Chung Với Lũ.. nhờ đó mà đồng ruộng Miền Nam được kéo dài tuổi trẻ, vì có sự bồi đắp của phù sa. Trong khi đó,thực chất gần như đất đai màu mở, cá tôm thủy sản quý của thiên nhiên ban cho các dòng sông Hồng Hà, Mekong.. đã bị chuổi đập lớn nhỏ trên 14 cái, được xây dựng tại Vân Nam giữ lại. Kế tiếp những gì may mắn thoát được, lại bị kẹt ở chuổi đập của Lào-Thái. Cho nên ngày nay, Kampuchia và VN chỉ còn nhận đủ những thứ cặn bã, trong đó có hơn 80% các quặng, hóa chất.. được thải từ hằng trăm nhà máy bên Tàu, đổ xuống dòng nước, tống ra biển, như chúng đã làm trên sông Dương Tử, mà chính báo chí tại Trung Cộng, vừa to tiếng tố cáo.
3 - ĐỒNG RUỘNG MIỀN NAM KÊU CỨU VÌ NẠN XÂM NHẬP NƯỚC MẶN :
Từ năm 1980 tới nay, các sông ngòi ở VN hầu hết đều biến đổi kỳ lạ: Mùa mưa thì tràn nước gây nên lụt lội, trái lại về mùa nắng nước thiếu gây nên cảnh khô hạn. Tại Nam Phần, chính việc thiếu hụt nước tại các sông, đã liên quan tới sự tấn công, xâm nhập của nước mặn từ biền tràn vào sông, trong các đợt thủy triều.
Đã có trên hằng triệu Ha lúa và hoa màu tại các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long, bị nước mặn xâm nhập khốc liệt, vừa gây tổn hại tới thu hoạch cũng như làm cho mọi người trước nguy cơ thiếu nước ngọt để ăn uống,tắm giặt. Đây là thảm họa chỉ mới xãy ra tại Nam Phần từ sau thang 5-1975, hiện tượng nước mặn theo thủy triều chảy sâu vào nội địa các tỉnh sát biển, nơi cửa sông Cửu Long. Sở dĩ có tình trạng trên,vì ảnh hưởng của hai yếu tố từ lưu lượng nước tại thượng nguồn và vùng hạ lưu, cộng thêm lượng nước mưa cũng như sự bốc hơi vào mùa nắng.
Thông thường hằng năm, từ cuối tháng 4-5, nước mặn theo thủy triều chảy sâu vào nội địa, khiến cho nước ngọt tại các kênh rạch không còn dùng được để mà tưới ruộng lúa và hoa quả, gây nên cảnh hạn hán thất thu. Theo định luật khoa học, thì tiêu chuẩn độ mặn cần có trong lượng nước ngọt để phục vụ cho nông nghiệp là 4%. Trong khi đó nguồn nước lợ (nước ngọt đã bị nước mặn xâm nhập), độ mặn chỉ có 2% nhưng cũng chỉ để tưới ruộng tạm thời khi không còn một lối thoát nào khác. Nguyên do vì thứ nước lợ này, chỉ có tác dụng cứu khô ngắn hạn, nếu để lâu, nước bốc hơi làm cho nồng độ muối trong ruộng tăng lên cao, làm chết hết lúa.
Do phần lớn đồng ruộng ở miền Nam, không có hệ thống bờ ruộng và kè đê tốt, nên đã lãnh đủ sự xâm nhập của nước mặn chảy vào ruộng,với số lượng bị ảnh hưởng lên tới 1,1 - 1,3 Ha theo báo cáo của các cơ sở Nông Nghiệp. Ngoài ra nước mặn còn gây tổn hại rất lớn đối với những đồng bào nuôi các loại thủy sản như tôm, cá, ốc.. để xuất cảng.
Nạn nước mặn xâm nhập đồng ruộng được đánh giá trầm trọng, bắt đầu từ năm 1977, trên sông Vàm Cỏ Tây và Tiền Giang. Tại đây nước mặn chảy sâu vào nội địa từ 8-12km, nhiều hơn những năm trước. Trên sông Vàm Cỏ Tây, nước mặn theo thủy triều vượt qua Tuyên Nhơn về hướng thượng nguồn hơn 30km và kéo dài tới 10 ngày mới rút. Tại Mỹ Tho, nước mặn vào sông Tiền ít hơn và chỉ ở lại có 4 ngày. Nhưng vì nhu cầu nước tuới, đồng bào đã vô tình giúp nước mặn tràn lan nội địa. Những năm 1985-1986, vùng Tuyên Nhơn-Đồng Tháp, tình trạng nước mặn xâm nhập có giảm so với các năm trước, nhờ con kênh Hồng Ngự mới đào, dẫn nước Vàm Cỏ Tây thông qua sông Tiền. Bắt đầu từ thập niên 1990 Đồng Tháp Mười được khai thác triệt để diện tích ruộng lúa, nên lượng nước ngọt dùng để tưới trở thành thiếu thốn, tạo điều kiện cho nước mặn càng ngày càng dâng cao, xâm lăng tới tăp vào sâu trong nội địa.
Năm 1993, nước mặn theo sông Vàm Cỏ Tây, lên tới thượng nguồn và ở lại Tuyên nhơn tới 50 ngày. Trên Tiền Giang, do nhu cầu xữ dụng quá nhiều nước, nên ranh giới giữa nước ngọt và nước mặn cũng thay đổi từng năm. Tại Mỹ Tho, nước mặn đã vượt qua vài cây số và nằm lai tới 17 ngày mới rút ra biển. Năm 1998, tình trạng trên lại tái diễn một cách khốc liệt. Nguyên do vì mùa nước nổi tại đồng bằng sông Cửu Long vào năm 1997, diễn ra thật bất thường, nước từ thượng nguồn đổ về rất ít và rút đi rất sớm Tình trạng trên gây ra khô hạn kéo dài, tạo điều kiện để nước mặn dâng lên cao và ùn ùn kéo vào sông Vàm Cỏ Tây, chảy sâu vào nội địa tới 15-20km.
Trên sông Tiền, sông Hậu, Cổ Chiên tuy lưu lượng có kém so với các năm trước, nhưng vẫn còn sức mạnh, làm giảm thiểu phần nào sự xâm nhập của nước mặn, tuy nhiên cũng đã gây thiệt hại cho hơn 200.000 Ha ruộng lúa. Trong khi đó, vùng tứ giác đầu nguồn Long Xuyên và phía Tây sông Hậu, lại bị ảnh hưởng rất nặng bởi sự xâm nhập của nước mặn, vào sâu trong nội địa từ 16-20 km và ở lại hơn 3 tháng.
Sự xâm nhập của nước mặn vào các sông ngòi miền Nam, là nguyên nhân chính làm các nhà máy đường phải đóng cửa ngưng hoạt động, vì nước ngọt từ năm 1999 đã tăng lên 30.000/1m3 tiền Hồ. Từ đây nước mặn tấn công vào đất liền sớm hơn mấy năm trước. Tóm lại, không riêng gì Tuyên Nhơn, Mỹ Tho.. mà hầu như các tỉnh tại đồng bằng sông Cửu Long như Vàm Mỹ Hoá (sông Hàm Luông-Bến Tre), Trà Vinh,, An Thuận, Bến Trại, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Cần Thơ.đều bị nước mặn xâm nhập phá hoại tàn khốc và không có triệu chúng nào, báo hiệu thảm họa trên sẽ ngừng hay chấm dứt. Thêm vào đó, từ mấy năm nay thời tiết lại thay đổi đột ngột, gió chướng thổi manh hơn mấy năm trước,dồn nước mặn vào sông nhiều hơn, đồng lúc thủy triều tại cửa sông hoạt động thêm dữ dội, trong khi lưu lượng dòng sông từ thượng nguồn chảy xuống càng lúc càng yếu dần, không đủ triều cường giữ giới hạn giữa hai con nước như mấy thập niên trước.
Hởi ôi, đây là cái giá mà dân tộc Việt Nam phải còng lưng gánh chịu cho Hồ Chí Minh và tập đoàn lảnh đạo lớn bé của CS, chẳng những bây giờ mà còn kéo dài tới nhiều thế hệ sau này, qua những hành động trời tru đất diệt của Việt Cộng bấy lâu nay, chỉ vì manh tâm chiếm trọn giang sơn để vinh thân phì gia, đổi đời và ôm cái hào quang anh hùng cứu nước mà thật sự chỉ là lớp son phấn bên ngoài vì hoàn toàn vay mượn của ngoại nhân suốt cuộc chiến ngụy tạo.
Năm 1077, Lý thường Kiệt trong lúc ngăn chống giặc Tống trên sông Như Nguyệt, Ông đã thay mặt quốc dân Đại Việt khẳng định: "NAM QUỐC SƠN HÀ, NAM ĐẾ CƯ". Ngày nay ngụy quyền CSVN tiếm quyền dân-nước, đã đi ngược lại lòng dân, ý nước khi công khai phủ nhận quyền làm chủ đất nước mình, qua ngàn trăm hành động nhục nhã,khiến cả nước bị người Tàu bốc lột, khinh thường, chèn ép . Nhưng nhục nhã nhất cũng vẫn là hành động của bọn chóp bu Hà Nội, bắt buộc người dân cả nước cung nghinh ngọn đuốc máu của Tàu đỏ khi tới Sài Gòn vào ngày 29-4-2008. Thái độ hèn kém mất tư cách của nhóm lảnh đạo đảng, đã chôn vùi danh dự và uy tín của VN khắp thế giới vì sự bưng bợ Trung Cộng ra mặt. Đây là ngọn đuốc máu, biểu tượng của một đế quốc côn đồ, lưu manh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, đã bị năm châu nguyền rũa tẩy chay khinh bĩ vì cướp nước Tây Tạng, chà đạp nhân quyền và ỷ mạnh hiếp yếu.
Thế mà chỉ có VC một mình một chợ, muối mặt a dua và ca tụng kẻ thù cướp nước và thảm sát đồng bào mình.
Suốt mấy ngàn năm tranh đấu chống sự thống trị của giặc Tàu phương Bắc, tiền nhân chúng ta ngay từ thời các Tổ Hùng mở nước, đã tạo nên bản chất quật cường làm thành một tôn giáo đặc biệt VN, thờ kính các vị anh hùng liệt nữ của dân tộc, suốt 20 thế kỷ trong dòng lịch sử Việt, đã có công ngăn chống giặc Tàu xâm lăng cướp nước. Các vị vua chúa VN thời trước đã khôn ngoan trong cách xử thế, khi vừa cứng rắn chiến đấu chống giặc Tàu để dành độc lập và sự vẹn toàn lảnh thổ, lại cũng rất mềm dẻo trong ngoại giao để tránh bớt sự căng thẳng giữa hai nước.
Nhưng VC thì trái lại chỉ biết có cúi đầu, quì gối và bựng bợ giặc, tạo cơ hội và điều kiện để kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt lấn áp và xen vào nội bộ, đưa tới hậu quả bi thảm: mất nước, mất chủ quyền vàsắp bị diệt vong trước sự xâm lăng công khai của Tàu đỏ.
Hèn như vây nên tên Tàu Vương hàn Lĩnh công khai khinh bỉ dân tộc Việt ngay giữa Sài Gòn và công khai phá bỏ hết các bia mốc lịch sử tại biên giới Hoa Việt mấy ngày qua, như muốn chứng tỏ với thế giới rằng " Việt Nam ngày nay đã là một quận huyện của Trung Cộng ".
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét